Bộ Chính trị ban hành Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 4/10/2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Khái niệm tổ chức cơ sở đảng được gọi chung cho tất cả Đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở tùy thuộc vào số lượng đảng viên và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị cơ sở. Thời gian qua, nội dung phát triển tổ chức cơ sở đảng với vai trò là hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng: “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cũng từng bước được nâng lên, trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, đặc biệt là Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về vấn đề này”(1).
Việc xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, cần được quan tâm đúng mức. Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ của Đảng ủy, của đơn vị, chi bộ xây dựng chương trình công tác phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại đơn vị; trong đó, tập trung cho công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng gắn với thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí đặc biệt của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà.
Ngày 15.11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trường Chính trị Tây Ninh tổ chức hội thảo khoa học “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”.
Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một trong những nội dung của công tác xây dựng Đảng, một trong những phương thức thiết thực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trên cơ sở phân tích vai trò của công tác kiểm tra, giám sát đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này đáp ứng yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Sinh thời, một trong những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức.
Trước yêu cầu của tình hình thực tiễn mới, Đảng ta đã đề xuất chủ đề đại hội Đảng XIII bắt đầu bằng thành tố “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”(1).
Ngày 6/11, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 121 - HD/BTGTW về thực hiện công tác lý luận chính trị năm 2024. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.
Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhấn mạnh, tiêu đề của cuốn sách 'Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng' như là mệnh lệnh của Tổng Bí thư đối với toàn thể đảng viên, quân và dân ta để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII...
Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong tác phẩm Đường Cách mệnh và Thường thức chính trị chính là về Đảng và xây dựng Đảng. Thực tế, những chỉ dẫn cụ thể của Người trong 2 tác phẩm này vẫn vẹn nguyên giá trị; không chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, một trong những giải pháp để bảo đảm cho sự tiến bộ và công bằng xã hội trở thành hiện thực trên đất nước ta là thực hiện tốt phúc lợi xã hội.
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vừa qua Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp xây dựng, công bố Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tại Tây Ninh, 9 tháng đầu năm 2023, việc xác minh tài sản, thu nhập của Uỷ ban Kiểm tra đối với đảng viên được thực hiện nghiêm túc, đã xác minh 152 trường hợp.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Lại Xuân Lâm nhấn mạnh, vận hành sổ tay đảng viên điện tử trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương là bước khởi đầu quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, nhất là đồng chí bí thư và thường trực cấp ủy trong Đảng bộ Khối về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong công tác Đảng.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã và đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó, "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" phải là "ba chân kiềng" vững chắc của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước ta, Tổ quốc ta.
Đó là một trong những ý kiến nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn mới”, diễn ra ngày 13/10.
Sau 7 ngày (2 - 8/10) làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 8/10. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Ngày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 62-KL/TW về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Đảng ta luôn không ngừng bổ sung, phát triển tư duy lý luận, đường lối, chủ trương; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm đưa đất nước ta ngày càng phát triển. Trong các nhiệm vụ chiến lược đó, tư duy lý luận của Đảng rất coi trọng về xây dựng Đảng, trước hết và đặc biệt là xây dựng Đảng về chính trị.