Cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính về cư trú

Thứ tư - 08/05/2024 11:35 136 0

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.

Không quy định thêm thủ tục hành chính mà còn đơn giản hóa nhiều thủ tục để tạo thuận lợi hơn cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Không quy định thêm thủ tục hành chính mà còn đơn giản hóa nhiều thủ tục để tạo thuận lợi hơn cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Bộ Công an cho biết, qua 03 năm triển khai nghiêm túc Nghị định số 62/2021/NĐ-CP đã góp phần mang lại kết quả đáng khích lệ trong thực hiện Luật Cư trú, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Tuy nhiên, qua thực tiễn thấy rằng, quy định của Nghị định vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tình hình thực tiễn, nâng cao hiệu quả, giá trị góp phần quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của công tác đăng ký, quản lý cư trú như:

(1) Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú theo hướng đơn giản hóa lược bỏ việc nộp, xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, mối quan hệ nhân thân và điều kiện đăng ký cư trú một số trường hợp;

(2) Quy định cụ thể về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với việc khai báo thông tin về cư trú, điều chỉnh thông tin nơi ở hiện tại cho công dân theo hướng đơn giản hóa;

(3) Hoàn thiện quy định về nơi cư trú, xóa đăng ký cư trú, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng và điều chỉnh thông tin về cư trú, bảo đảm thích ứng việc chuyển đổi số, phát huy hiệu quả của Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa công tác quản lý cư trú theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới, hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang đồng thời tiến hành chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu. Để đảm bảo thống nhất, đồng bộ và ứng dụng tối ưu hóa các hệ thống dữ liệu cần điều chỉnh quy định về Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021) là rất cần thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay và những năm tiếp theo.

Đơn giản hóa nhiều thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho công dân  

Dự thảo Nghị định gồm 04 chương, 19 điều, nội dung bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, không quy định thêm thủ tục hành chính mà còn cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục để tạo thuận lợi hơn cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Cụ thể:

a) Chương I - Những quy định chung, gồm 02 điều (Điều 1 và Điều 2) quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng. Các nội dung này cơ bản được giữ như quy định của Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021.

b) Chương II - Nơi đăng ký cư trú, đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gồm 09 điều (từ Điều 3 đến Điều 11) quy định về: Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú; giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân; đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh; một số nội dung đăng ký, quản lý cư trú; hủy đăng ký thường trú, tạm trú; hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú; hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú.

Để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, giải quyết và khắc phục được những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong đăng ký, quản lý cư trú; đặc biệt là đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh và vấn đề hủy đăng ký thường trú, tạm trú, dự thảo Nghị định đã sửa đổi tất cả các điều tại Chương II và bổ sung thêm 03 điều mới so với quy định của Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021. Theo đó, nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các vấn đề như: Các loại giấy tờ công dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân; xác định rõ nơi thường trú của trẻ em mới sinh và trình tự, thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh…

c) Chương III - Cơ sở dữ liệu về cư trú, gồm 06 điều (từ Điều 12 đến Điều 17) quy định về: Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân; hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú; nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú; cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; kết nối, chia sẻ, cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; sử dụng, sao lưu, phục hồi dữ liệu về cư trú.

Nội dung của Chương III dự thảo Nghị định tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân và kết nối, chia sẻ, cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú để phù hợp với quy định của Luật Căn cước.

d) Chương IV - Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 18 và Điều 19) quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành. Theo đó, khi Nghị định có hiệu lực thi hành sẽ thay thế Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Nước Nước

Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )

Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây