90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025)

Thứ năm - 13/02/2025 15:04 13 0

90 năm xây dựng trưởng thành của DQTV cả nước nói chung, Tây Ninh nói riêng biết bao sự kiện lịch sử không thể nào nói hết. Nếu tính từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến 30/4/1975 ở Tây Ninh diễn ra ba lần hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh (lần thứ nhất diễn ra ngày 24/3/1950 tại Trà Vong, lần thứ hai tại Bời Lời ngày 20/7/1966 và lần thứ ba tại Chiến khu Dương Minh Châu ngày 10/10/1973) đó là những hội nghị đánh dấu mốc lịch sử từng giai đoạn.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG DQTV DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng được Đảng tổ chức sớm nhất, là tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Như chúng ta đều biết, lịch sử phát triển của các lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân ta bắt nguồn từ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, lịch sử phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam bắt nguồn từ những đội dân binh, những tổ chức tự vệ do Đảng cộng sản Đông Dương trước đây và sau là Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức, chỉ huy và lãnh đạo.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao

Vào đầu những năm 1930 của thế kỷ này, vào tháng 03/1935 là thời điểm diễn ra đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở MaCao (Trung Quốc), một trong những Nghị quyết mà trong đại hội này được xác định là cần phải kịp thời tổ chức ra “Công, nông tự vệ đội” để làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Nghị quyết có đoạn đã chỉ rõ mục tiêu hoạt động của “Công, nông tự vệ đội” là….“Công nông tự vệ đội ủng hộ quần chúng trong các cuộc đấu tranh, ủng hộ các cơ quan cách mạng và chiến sỹ cách mạng của công nông, quân sự huấn luyện cho lực lượng cách mạng chống quân thù giai cấp, tấn công và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi, tự vệ đội càng mạnh thì tức là tạo điều kiện thuận lợi để sau này tổ chức du kích chiến tranh, võ trang bạo động (trích Nghị quyết đại hội lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông Dương tháng 03/1935 tại MaCao).

Trước đó, vào những năm 1930-1931 khi Đảng Cộng sản Đông Dương chưa có Nghị quyết về tổ chức “Công nông tự vệ đội” nhưng Đảng đã tổ chức và lãnh đạo chỉ huy các đội “Tự vệ đỏ” làm nòng cốt hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nỗi dậy đấu tranh trong cao trào Xô Viết-Nghệ tỉnh. Ngày 27/09/1940 khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, đội du kích Bắc Sơn ra đời làm nòng cốt cho khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng đội du kích Bắc Sơn dẫn đầu quần chúng võ trang tuyên truyền, lập chính quyền cách mạng, đấu tranh võ trang chống địch khủng bố.

Cùng với tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn, đến ngày 22/11/1940, nhân dân Miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên khởi nghĩa với khí thế mạnh mẽ quy mô rộng lớn chưa từng có, trong 18 tỉnh từ Biên Hòa đến Mũi Cà Mau già, trẻ, gái, trai xông lên tiếng công mạnh mẽ vào bộ máy thống trị của thực dân Pháp, cùng với quần chúng khởi nghĩa, quân du kích Nam kỳ đã chiến đấu hy sinh quên mình để bảo vệ nhân dân, sáng tạo nhiều cách đánh phong phú làm quân thù khiếp sợ. Ngày 06/02/1943, Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết trong đó có đoạn nêu rõ ”Các Đảng bộ phải tổ chức và củng cố các đội tự vệ và tiểu du kích, đồng thời gấp rút tổ chức ra đội tuyên 3 truyền giải võ trang phải huấn luyện quân sự cho những tổ chức…” (trích Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng cộng sản Đông Dương tháng 02/1943), thực hiện chủ trương trên, ngày 22/12/1944 Hồ Chủ Tịch đã ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân như chúng ta đã biết. Ngày 12/3/1945, đội du kích Ba Tơ ra đời là ngọn cờ hiệu triệu mở đầu cho phong trào quần chúng đấu tranh võ trang chống phát xít Nhật ở Trung bộ.

Ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra chỉ thị…”Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ thị nói rõ “tổ chức thêm nhiều đội du kích và tiểu đội du kích”, ngày 12/02/1947 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 15/SL khai sinh ra phong trào dân quân trong Tổng Cục Chính trị, sắc lệnh cử ông Khuất Duy Tiến Phó Chủ Tịch ủy ban Hành chánh Hà Nội làm trưởng Phòng dân quân, ngày 19/02/1947 Bộ Quốc phòng ra Thông tư tổ chức hệ thống cơ quan chỉ đạo gồm Phòng dân quân các Quân khu, Ban dân quân các tỉnh đội và các xã đội, cuối năm 1947 trong một bức thư do Bác Hồ viết gửi các lực lượng dân quân tự vệ, du kích toàn quốc, một lần nữa Bác khẳng định vị trí chiến lược của DQTV, người viết “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào bức tường đó, thì địch nào cũng tan rã” (Hồ Chí Minh với các LLVT nhân dân, nhà xuất bản QĐND Hà Nội 1968), ngày 25/01/1948 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 199/SL đổi Phòng Dân quân thành Cục Dân quân thuộc Bộ Tổng Chỉ huy quân gia Việt Nam, cũng trong năm 1948 Tổng Cục Chính trị cho xuất bản và phát hành trong toàn quốc tờ báo “Quân du kích”, tháng 03/1949 Hồ Chủ tịch viết thư và tự tay người đánh máy và gởi cho Ban biên tập Báo “Quân du kích”, người xác định cụ thể nhiệm vụ của dân quân du kích là “ngăn cản giặc, tiêu hao giặc, giữ gìn quê hương để cho vệ quốc quân được rãnh tay, tìm cơ hội đánh những trận to để tiêu diệt chủ lực của giặc”. Như vậy từ đây trở đi dân quân du kích đã được Bác Hồ và Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ chiến đấu và ngành dân quân cũng đã hình thành hệ thống từ Trung ương xuống cơ sở. Ở Tây Ninh, để thống nhất sự lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng tự vệ, du kích đã được hình thành trước đó 1940 theo chỉ thị của Xứ ủy Nam Bộ, Tỉnh ủy Tây Ninh ra quyết định thành lập Tỉnh đội Bộ dân quân ngày 22/12/1949, Tỉnh ủy ra Nghị quyết chuyên đề định hướng và thống nhất tổ chức hoạt động của tự vệ, du kích từ tỉnh xuống huyện, xã, quyết định cử ông Vương Văn Khôi làm Tỉnh đội trưởng, ông Phan Văn Báo làm Tỉnh Đội phó và ông Lê Ngọc Huy làm Chính trị viên.

Đó là những thời điểm lịch sử mà mỗi cán bộ, chiến sỹ các LLVT nhân dân ta ai cũng phải ghi nhớ, vì nó đánh dấu những bước ngoặc lịch sử trọng đại, mở đầu cho cao trào đấu tranh chính trị võ trang đánh đuổi giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch mở đầu cho những thắng lợi vĩ đại sau này, dân quân tự vệ là tổ chức tiền thân của các LLVT nhân dân ta.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng DQTV không ngừng lớn mạnh, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất

Ở Tây Ninh, hưởng ứng lời kêu gọi của ủy Ban cứu nước Nam Bộ, tháng 11/1940 các nhóm Đảng đầu tiên của tỉnh ở Long Giang, Long Chữ, Long Khánh (Bến Cầu) và quán cơm Thanh Điền (Châu Thành) đã bí mật phát động quần chúng rèn gươm, mã tấu, may cờ đỏ sao vàng nhiều nơi nhân dân đã tự tổ chức các đội dân binh, trang bị gậy gộc, giáo mác, tự xếp thành đội ngũ dưới danh nghĩa là chống thú dữ bảo vệ xóm ấp, bảo vệ mùa màng, nhưng thực chất đó là những đội du kích đầu tiên do Đảng tổ chức và lãnh đạo, các đội dân binh ấy đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, chống ác bá cường hào, chống cướp và bọn quấy nhiễu trên biên giới, bảo vệ nhân dân an tâm sản xuất được dân tin yêu, che chở nuôi nấng, khi ban cán sự Đảng lãnh đạo nhân dân Tây Ninh nỗi dậy khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 25/8/1945 chính các đội dân binh ấy dưới sự chỉ huy của những cán bộ Đảng đầu tiên của tỉnh như các đồng chí Trần Văn Đẩu, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Công Bằng đã làm nòng cốt bảo vệ nhân dân tiến vào Tòa Thánh chánh tỉnh, các huyện, tổng buộc địch phải trao chính quyền về tay nhân dân, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ ở Tây Ninh trong những ngày đầu cách mạng.

Ngày 23/09/1945, Pháp trở mặt gây hấn ở Sài Gòn cả Nam Bộ vùng lên khí thế kháng chiến cứu nước. Những đội du kích ở Tây Ninh đáp lời kêu gọi của ủy ban kháng chiến Nam Bộ dưới sự chỉ huy của các đồng chí Điểm, Hai Chấn, Năm Bằng đã đưa quân về chi viện cho mặt trận Thâm Lương Bà Quẹo, các chiến sỹ du kích Tây Ninh đã sát cánh chiến đấu với quân dân Saì Gòn, Gia Định gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất.

Ngày 08/11/1945, quân Pháp và tay sai đã chia quân thành hai hướng đánh lên Tây Ninh bằng đường bộ Sài Gòn lên và từ Campuchia sang, du kích và bộ đội tập trung Tây Ninh (các nhóm võ trang mới được họp nhất sau khi cướp chính quyền ở tỉnh) đã sát cánh chiến đấu đánh địch từ Suối Sâu, Trâm Vàng, Bến Kéo trên quốc lộ 22, từ Bến Sỏi, Thành Long, Thị Xã đến Phan, Suối Đá (liên tỉnh lộ 13) du kích cùng với nhân dân tràng vào đường đào hào, đấp lũy, dựng bẫy chông, đặt chướng ngại vật đánh địch quyết địch trên từng chặn đường. Địch tuy chiếm được Thị Xã Tây Ninh nhưng phải trã giá đắt: 06 tên Pháp (có 1 quan ba) 18 tên lính ngụy bù nhìn, 08 xe quân sự bỏ xác 09 năm kháng chiến chống thực dân xâm lược dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ, với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, quân du kích Tây Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lực lượng võ trang quần chúng cùng nhân dân chiến đấu đánh địch với mọi thứ vũ khí và mọi khả năng, tự lực cánh sinh được nhân dân che chở, du kích Tây Ninh đã ngày đêm bám trụ xóm làng, đeo bám làm tiêu hao quân địch, tạo chiến trường đưa Chi đội 11, Trung đội 311 của tỉnh về tác chiến.

Bản thân du kích đã được tự lực đánh địch bằng thế trận chiến tranh nhân dân làm cho cả quân pháp và tay sai đều khiếp sợ, trận đánh Bầu Cá Trê (Thanh Điền) đốt cháy 02 xa zép, diệt 07 tên pháp thu 02 khẩu đại liên (tháng 03/1946), trận Cầu Cả Chúc (Đôn Thuận/Trảng Bàng) (20/04/1946) diệt gọn một trung đội tay sai pháp, “đệ tam sư đoàn”, đi càn bố bắt trâu bò cướp lúa gạo của dân, trận chống càn 20 tiểu đoàn liên quân pháp, tay sai vào căn cứ Dương Minh Châu bản 5 thân du kích đã đốt cháy 08 xe quân sự bắn rơi 01 máy bay (tại ngã Tâm Sụ/Suối Đá) giết và làm bị thương 40 tên địch (tháng 02-03/1952), trận Cầu nhỏ (Chà Là/ Dương Minh Châu), ngày 06/01/1954 diệt gọn 01 đại đội Cò Măng Đô, do pháp chỉ huy… vừa chiến đấu vừa tự lực sản xuất cải thiện nuôi quân trong 9 năm kháng chiến, dân quân du kích đã tự làm ra 20.000 giạ lúa, nuôi hàng trăm con trâu bò, gà, vịt, góp phần làm giảm bớt gánh nặng của nhân dân.

Phát huy truyền thống cha anh, các thế hệ DQTV Tây Ninh kiên cường chiến đấu cùng với toàn dân toàn quân ta làm nên những chiến công trong kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevo được ký kết tạm thời chia hai miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng CNXH, Miền Nam một lần nữa phải “Đi trước về sau” tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ để giải phóng dân tộc, chống lại chế độ thực dân mới của Mỹ và bọn tay sai bán nước. Bộ đội ta phần lớn đi tập kết, còn lại với phong trào nhân dân là những chiến sỹ, du kích, những đảng viên, cán bộ phong trào, địch dìm cách mạng Miền Nam trong lửa máu, đau thương căm thù chồng chất, những người chiến sỹ du kích năm sưa lại tiếp tục nỗi súng lên, lại tiếp tục rèn gươm, mã tấu, số hợp pháp sống trong dân để bảo vệ đồng bào, cơ sở, những đồng chí có tay nghề tụ tập nhau vào rừng sâu để rèn đúc binh khí, làm chông bẩy. Bảy năm dồn nén căm thù (tính từ 1954-1960) để rồi vùng lên bằng Đồng Khởi võ trang Tua Hai (26/01/1960) mở đầu cho nhân dân Tây Ninh đánh Mỹ-Ngụy. Những chiến sỹ du kích lại sát cánh cùng nhân dân đi nhân công, mang, vác vũ khí, phục vụ chiến trường, dẫn đường cho lực lượng trên về đánh Tua Hai, vẫn làm những công việc bình thường phụ giúp nhân dân tăng gia sản xuất, vận động nhân dân rào làng chiến đấu, bám đất giữ làng, đánh bại âm mưu dồn dân lập ấp Tân Sinh. Khu trù mật, dân quân du kích đã thể hiện xuất sắc vai trò làm nòng cốt đi đầu trong đấu tranh võ trang hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng và từ phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân lực lượng dân quân du kích không ngừng lớn mạnh, từ những đội tự vệ mật (năm 1954-1959) chỉ trong hai năm 1960-1961 toàn tỉnh đã có 49 xã thì đã có 44 đội du kích, cùng với bộ đội địa phương tỉnh, huyện trở thành lực lượng đi đầu trong đấu tranh chống Mỹ- Ngụy, được nhân dân tin yêu, thế trận chiến tranh nhân dân được mở rộng, làm chủ nhiều vùng nông thôn, đánh địch trên cả 03 vùng chiến lược, góp phần đánh bại âm mưu gom dân lập ấp chiến lược lần thứ nhất và lần thứ hai của Mỹ-Ngụy. Trong giai đoạn này du kích Tây Ninh đánh địch 776 trận nhỏ, lẽ diệt 2.000 tên địch, thu 343 súng các loại, nhiều trận đánh điển hình đạt hiệu suất chiến đấu cao, có trận một tổ du kích kết hợp với xã ấp chiến đấu có thể kèm chân một tiểu đoàn địch, như trận Bàu Lai Năm ngày 03/06/1962, trận xóm Suối ngày 09/12/1964 trận Bàu Gò ngày 15/05/1964, trận Giòng Cà ngày 05/09/1964... đã góp phần cùng quân dân tỉnh nhà đánh bại chiến lược chiến tranh Đặc biệt của Mỹ-Ngụy.

 

Những nữ dân quân làm nhiệm vụ tải đạn phục vụ chiến trường Miền Nam ( Ảnh tư liệu )

Cuối tháng 06/1965, quân Mỹ trực tiếp tham chiến, Tây Ninh là một trong những tỉnh trọng điểm của mục tiêu chiến lược phản công đánh phá của địch, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu nảo lãnh đạo cách mạng Miền Nam và "Bẻ gảy xương sống" Việt cộng (tiêu diệt quân chủ lực ta ở Miền Nam), các lực lượng võ trang cùng với nhân dân Tây Ninh bước vào thời kỳ trực triếp đánh quân viễn chinh Mỹ và Chư hầu. Mỹ vào, tình hình tăng lên gấp bội pháo bầy, B52, chất độc hóa học, tạo ra một chiến trường hết sức ác liệt, địch đưa quân lên Tây Ninh chiếm đóng nhiều cụm, chốt ở Trãng Lớn, Cầu Cần Đăng, Thiện Ngôn, Sa Mát, Đồng Pak, KàTum, Bổ Túc, Suối Bà Chiêm.... quán triệt quyết tâm của trên và chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, cùng với LLVT địa phương khẫn trương xốc lại biên chế cùng toàn dân bố trí lại thế trận chuẩn bị đánh Mỹ.

Ngày 24/02/1966, Mỹ đưa một số tiểu đoàn nông ra thăm dò lực lượng tại khu vực Xóm Bưng (Đôn Thuận Trảng Bàng) du kích xã Đôn Thuận dựa vào thế trận đã được chuẩn bị đánh đòn đầu tiên và đây cũng là lần đầu tiên du kích Tây Ninh trực tiếp đương đầu với quân Viễn chinh Mỹ. Tại đây dựa vào hệ thống công sự trận địa do du kích bày sẵn, đại đội hai tiểu đoàn 14 đã nổ súng thiệt hại một đại đội Mỹ, buộc địch phải cho trực thăng xuống bốc số quân còn lại về Trãng Lớn bỏ dỡ cuộc càn. Cho đến bây giờ lục lại từng trang tư liệu lịch sử ta có thể nói rằng "Lực lượng đánh Mỹ đầu tiên ở Tây Ninh là dân quân du kích, sự kiện này sau đó lan nhanh đã làm nức lòng hã dạ các chiến sỹ du kích ở địa phương trong tỉnh ". Ngày 24/04/1966, quân Mỹ và bọn tay sai tiếp tục mở cuộc càn vào các khu vực Trảng Cỏ, Cầu Xe, Ba Cụm, Lộc An, An Tịnh, tại đây xuất hiện huyền thoại "Bót việt cộng" ở An Thới, An Tịnh/Trảng Bàng, thực hiện chủ trương chuẩn bị đánh Mỹ, Huyện uỷ Trảng Bàng đã phát động phong trào xây dựng địa đạo An Thới chỉ trong vòng một thời gian ngắn từ tháng 11/1965 đến 01/1966 đã huy động 656 đồng bào ta tham gia cùng du kích các xã An Tịnh, Lộc Hưng, Gia Lộc, Đôn Thuận, đào được 150m địa đạo và 3 ụ chiến đấu, trong lúc đang xây dựng thì một tiểu đoàn thủy quân lục chiến "Đánh hơi" được từ Đồng Dù Củ Chi đổ quân càn vào du kích bám trụ chiến đấu, đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của địch, bà con ta tiếp tục xây dựng thêm 2 ụ chiến đấu nữa không vào được, gần 40 tên lính rằn ri bỏ xác. Ngụy sợ rút đi Mỹ nhảy vào trong các ngày từ 24/04 đến 30/04/1966, Mỹ huy động 2 tiểu đoàn của trung đoàn 2 Sư đoàn 2 "Tia chớp nhiệt đới" quân số có lúc từ 800 đến 900 tên (theo tài liệu của Mỹ) tiến công vào địa đạo mổi ngày có từ 15 đến 30 xe tăng, xe phung lửa dùng cả công binh, nhưng mổi lần vào đều bị du kích đánh bật trở ra, trong 6 ngày liên tục tiến công với 39 đợt có kết hợp máy bay, pháo, xe tăng, nhưng kết quả bị thiệt hại 30 tên, bị bắn cháy 6 xe tăng, bắn rơi 3 máy bay trực thăng, cuối cùng địch phải chịu "Thua bót việt cộng" và cho rằng không thể phá được. Mãnh đất anh hùng này đã sinh ra những anh hùng Phan Văn Sinh, Nguyễn Văn Châu, Ngô Văn Tô, Nguyễn Văn Chắc....

Tháng 10/1965, Mỹ bắt đầu đổ quân xuống Trãng Lớn/Châu Thành, lúc đầu là một lữ đoàn nhẹ công binh khoản 2.000 tên, 1 tiểu đoàn “Cán bộ bình định” Phi Luật Tân, 1 tiểu đoàn Mai Phọt (Miên Trà vinh), sau đó mới đổ xuống 7 lữ đoàn 2 sư đoàn 25 (tháng 03/1966), trước ngày Mỹ đổ quân, đầu tháng 9/1965 Huyện ủy Châu Thành thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy đã ra nghị quyết lãnh đạo quân dân trong huyện lập vành đai diệt Mỹ.

Vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn được tổ chức chu đáo, chia làm 4 cụm, mỗi cụm là 1 đội du kích do một đồng chí huyện ủy chỉ huy đó là những tháng ngày quân dân Châu Thành chịu nhiều gian khổ ác liệt, du kích bám trụ vành đai phải gánh chịu hàng trăm tấn bom, đạn và chất độc hóa học, dân quân du kích và các LLVT vẫn kiên cường bám trụ tổ chức đánh địch bằng mọi thứ vũ khí kể cả chông, mìn, bẫy, lựu đạn, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch. Tổ chức nhiều trận đánh hay, 1 ngày 1 tiểu đội du kích đẩy lùi 13 đợt xung phong của 1 tiểu đoàn lính Mỹ, anh hùng Bùi Văn Thuyên mỗi lần anh nằm xuống tránh đạn là gài xong một trái thủ pháo, địch đến vướng nổ nhiều tên chết, bị thương một mình anh dám đón đầu 1 xe zép chở đầy sỹ quan ngụy từ Thị xã về Châu Thành dùng B40 bắn cháy tiêu diệt gọn 4 tên địch (đoạn chùa Giác Ngạn Bình Phong, xã Thái Bình), cùng anh hùng Bùi Văn Thuyên chỉ huy 1 tiểu đội du kích xã Thái Bình đã kiên cường đeo bám chiến đấu đánh thiệt hại nặng 1 đại đội Mỹ tại Sa Nghe diệt 37 tên thu 24 súng, bắn rơi 1 trực thăng và nhiều địa phương khác trong khu vực vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn như các xã anh hùng Thái Bình, Thanh Điền, Ninh Điền, các anh hùng Nguyễn Văn Tám, Lê Văn Tía và nhiều tấm gương tiêu biểu khác đã ngày đêm bám trụ đánh địch đã làm cho chư hồi khốn đốn.

Tại Địa Đạo Bàu Cỏ/Bến Cầu, đồng chí Năm Mai một nữ xã đội trưởng 22 tuổi đời, 7 năm liên tục bám lòng đất quê hương chỉ huy đội du kích Lợi Thuận cùng với đồng đội của mình đã đánh được hàng trăm trận, tiêu hao nhiều đơn vị địch, nay Mộc Bài, may An Thạnh khi ẩn khi hiện, đã diệt nhiều tên tề điệp khét tiếng ác ôn, cùng với anh ba Chiến Tiên Thuận, anh Hai Thế Long Khánh là những cán bộ chỉ huy du kích đeo bám địa bàn, tung hoành trong các ấp chiến lược Chợ Cầu, Rừng Dầu, Bàu Cỏ, kẻ địch nghe tên phải khiếp sợ, chúng đã suy tôn là “5 con mãnh hổ đất ngũ long” và treo giải thưởng hàng chục triệu đồng nếu ai giết được 1 trong 5 con mãnh hổ đó.

Trên mãnh đất Gò Dầu nóng bỏng đạn bom và chồng chất dấu dày quân Mỹ-Ngụy, sau thất bại lần thứ nhất trong âm mưu lấn chiếm các xã vùng ruột Gò Dầu trong những năm 1965-1966, sau cuộc tập kích chiến lược mùa xuân năm 1968, địch tập trung phản kích mạnh, quyết tâm của chúng là chiếm đóng cho bằng được các xã vùng ruột Gò Dầu, Huyện ủy Gò Dầu với sự chi viện của tỉnh và các huyện bạn phát động phong trào “quyết tử giữ Gò Dầu” lần thứ hai, đây là những ngày tháng gian khổ nhất, khóc liệt nhất, không những riêng quân dân Đảng bộ Gò Dầu mà cả tỉnh, Tiểu đoàn 14, Tiểu đoàn 16, đặt công, công binh cùng chia lửa với mãnh đất anh hùng ấy. Thực hiện khẩu hiệu “Một tất không đi, một ly không rời” du kích các xã ruột Gò Dầu đã kiên cường bám trụ giữ vững vùng giải phóng, chiến đấu cực kỳ gian khổ, nhưng ngời sáng ý chí anh hùng, giành đi giật lại với địch từng tấc đất có địa phương ngày phải nằm hầm “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, đêm mới bung ra hoạt 8 động diệt ác phá, kèm vận động nhân dân đóng góp nuôi quân đánh giặc. Năm tháng cuộc đời có thể đi qua nhưng hình ảnh của các chiến sĩ du kích cùng với các đơn vị Tiểu đoàn 14, Tiểu đoàn 16, đặc công, công binh, đại đội 33 chân đất đầu trần kiên cường bám trụ giành giật với địch từng ruộng mía, bờ tre của quê hương Hiệp Thạnh, Thạnh Phước, Thạnh Đức, Bàu Đồn mãi mãi còn in đậm trong trí nhớ những người còn lại hôm nay và muôn đời con cháu, ai đã từng sống và chiến đấu với những chiến sĩ trên mãnh đất tuyến lửa anh hùng này chắc sẽ không bao giờ quên những cán bộ chỉ huy du kích đầu đàn như chị Hai Sanh, anh Tư Hành, chị Tám Sấm, chị Nguyễn Thị Sâm, anh Trần Quốc Đại…. và còn đó lòng dân, là “Thế trận lòng dân” với cách mạng nói chung và với du kích nói riêng, không chỉ riêng ở Gò Dầu mà cả tỉnh Tây Ninh là thế trận nhưng ở đây xin nêu một vài hình ảnh lòng dân Gò Dầu làm biểu tượng chung: bà con ấp Phước Hội mỗi lần được biết đêm nào du kích đến sẽ không ai bảo ai bà con âm thầm chuẩn bị gạo, muối, thực phẩm khô cho anh em mang đi… ai đã có mặt trong những ngày bám trụ Hiệp Thạnh ai củng biết má Sáu một mình một túp liều tranh sống hàng ngày bằng nghề đươn võng, bắt óc, mò cua bên con suối chảy qua Giòng Mồ Côi, má đã từng nuôi dấu hàng chục tiểu đội du kích Hiệp Thạnh, Phước Trạch nằm hằm bí mật hàng tháng trời để chờ đêm bung ra hoạt động, hàng ngày má chuẩn bị cơm gói, nước uống dấu vào những nơi quy định cho du kích ăn để sống, má lấy đâu ra lương thực nuôi từng ấy người hàng tháng trời mà tại sau má không sợ bom, đạn, sợ địch hành hạ, tra tấn giữa một vùng tranh chấp ác liệt như vậy, câu hỏi đó vẫn mãi mãi còn rai rứt không ngôi trong lòng Đảng bộ và quân Hiệp Thạnh, vì khi kết thúc chiến tranh má đã đi vào cỏi vĩnh hằng yên nghỉ, mỗi cán bộ chiến sỹ du kích ngày ấy cũng sẽ không bao giờ quên chị Nguyễn Thị Bông công nhân cạo mũ cao su cơ sở mật của công đoàn Câu Sắt, địch bắt được chi trong lúc mang thuốc Tây vào đều trị cho thương, bệnh binh, chúng bắn chị bị thương và tra khảo hành hạ chị cho đến chết, má Nguyễn Thị Kha cũng là công nhân cạo mũ tại phần cao su số 39, Sở cao su Cầu Sắt, vì thương du kích của chị Hai Sanh ăn uống cực khổ quá mà thường xuyên mua thực phẩm cho anh em, có lần Má đem 3 kg mắm sặc và 1,5 kg ớt bị quân địch bắt ở Bến Mương (Thạnh Đức) phát hiện, tên trưởng ấp ác ôn đã bắt Má ngồi ăn hết 1,2 kg ớt, Má thản nhiên ngồi bên bót ăn hết 1,5 kg ớt, lưỡi Má cai ứa máu Má vẫn không một lời than vãng làm kẻ địch khiếp sợ (sau này Má phải đi nhà thương điều trị và bị tắt tiếng luôn từ đó Má mất năm 1970 còn tên trưởng ấp ác ôn sau đó 1 tuần lễ thì bị đồng chí Trận xã đội phó Cầu Sắt trừng trị ngay tại nhà riêng của hắn), và còn biết bao nhiêu tấm gương khác của lòng dân.

Không những chỉ có những địa phương trên là tiêu biểu mà nhiều huyện, xã khác cũng hết sức kiên cường, du kích các huyện Bến Cầu, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Tân Biên, đã tổ chức từng tổ săn cơ giới, tập kích quân Mỹ-Ngụy cụm lại ban đêm ở cụm Bàu Hai Năm, Trãng Sa, Trãng Trường, Suối ông Hùng, lộ 6-26-19-22, Trà Vong, Suối ông Đình, rạp hát Lạc Thánh, nhà làng Chợ mới…nơi này xe bị cháy, nơi kia Mỹ-Ngụy ác ôn bị diệt, dân quân du kích đã đánh địch 1.658 trận nhỏ lẻ, diệt 9.025 tên địch, bắn cháy 726 xe cơ giới, bắn rơi 106 máy bay, keo đầu đọ sức trực viện với lính viễn chinh Mỹ, âm mưu phản 9 kích gom dân ngụy quân-ngụy quyền, dân và quân Tây Ninh đã giành thắng lợi to lớn, kế hoạch phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ bị thất bại.

Đỉnh cao của kế hoạch phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ là cuộc hành quân Gian-Xơn-Ci-Ty đánh vào các khu căn cứ Bắc Tây Ninh từ ngày 22/02/1967 đến 15/04/1967 với lực lượng 9 lữ đoàn Mỹ, 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến ngụy vơi 45.000 tên, 1.400 xe tăng, 256 khẩu pháo, 9 phi đoàn phi cơ, chiến đấu, 300 chiếc trực thăng, B52 ngày đêm ném bơm rải thảm…ngày ấy bầu trời Tây Ninh không lúc nào ngớt máy bay bơm pháo mịt mù, đất trời rung chuyển. Du kích cùng với các LLVT Tây Ninh, mà lần này trọng điểm là huyện 105, Tà Đạt (Tân Biên), lần thứ hai đối phó với quân chủ lực Mỹ, ngay từ đầu khi chúng đổ quân đến kết thúc cuộc càn, trong tổng số 14.233 tên địch bị diệt, 992 xe quân sự bị bắn cháy, 192 khẩu pháo bị phá hủy và 160 máy bay bị bắn rơi do công của lực lượng chủ lực miền, bộ đội địa phương tỉnh huyện, có phần của du kích Tân Biên với 6.016 tên địch bị tiêu diệt, 400 xe quân sự và 90 máy bay bị bắn rơi, chiến công đó là không nhỏ, đã làm cho quân Mỹ bị thất bại lớn nhất, thua đau nhất, trong nổ lực cao nhất của kế hoạch phản công mùa khô lần thứ hai của chúng.

Trải qua chiến đấu có nhiều hy sinh tổn thất, nhiều xã chỉ còn lại 1 tổ dân quân, nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các đội du kích lần lượt bổ sung, khi bước vào cuộc tập kích chiến lược xuân Mậu thân năm 1968 toàn tỉnh đã có 50 tiểu đội du kích trên 49 xã, phường, 25 tổ tự vệ mật đã làm tốt nhiệm vụ dẫn đường cho các LLVT tỉnh, huyện đồng lọat tiến công vào thị xã, thị trấn, vào 111/120 ấp chiến lược trong toàn tỉnh đẩy ngụy quân ngụy quyền Tây Ninh vào thế bị động mới, góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ-Ngụy. Sau xuân Mậu thân 1968 dân quân du kích cùng với LLVT tỉnh đã kiên cường bám trụ, khôi phục lại địa bàn thúc đẩy phong trào chung và tạo thế, tạo lực tổng tiến công, nỗi dậy (1972) và chiếm lĩnh đánh bại kế hoạch "Tràng ngập lãnh thổ" của địch khi có hiệp định Pari (27 tháng giêng năm 1973) góp phần đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của địch. Đến tháng 4/1975 lực lượng dân quân du kích những chiến sỹ dày dạn lửa đạn đó trực tiếp có mặt trên hầu hết các xã, phường của tỉnh bao vây bọn nghĩa quân tướt khí bọn "nhân dân tự vệ" giải tán tề xã ấp, phối thuộc dẫn đường cho đại quân của tỉnh tiến công vào đánh chiếm tiểu khu Tây Ninh và các chi khu quận, huyện, thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của Tỉnh ủy giao cho "Xã tự giải phóng xã, huyện tự giải phóng huyện, tỉnh tự giải phóng tỉnh" trong ngày 30/4/1975 lịch sử.

Lực lượng DQTV Tây Ninh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN trong tình hình mới

Lực lượng dân quân tự vệ phường Ninh Sơn tổ chức huấn luyện bắn súng

Cuối năm 1975, trong khi cả nước có hòa bình thì Tây Ninh lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Tây Nam do tập đoàn Pôn-Pốt phát động, cuộc chiến tranh tuy thời gian không dài, nhưng mức độ hy sinh tổn thất của nhân dân củng không kém cuộc chiến tranh trước. Ở Tân Biên hơn 600 đồng bào bị giết, ở Bến Cầu, Châu Thành hơn 400 đồng bào bị sát hại, hàng trăm người bị thương, thiệt hại tài sản lên đên 100 tỷ đồng. Những chiến sỹ du 10 kích cũng như các lực lượng vũ trang Tây Ninh lại phải tiếp tục cầm súng chiến đấu du kích là những chiến sĩ đầu tiên nổ súng đánh địch bảo vệ đồng bào ta trên tuyến biên giới Ba Chàm (xã Biên Giới/Châu Thành), đêm 25/6/1975 và Tầm Beo, Bàu Châu Ó (03 xã cánh tây huyện Trảng Bàng) ngày 28/7/1977 dẫn đến sự việc đêm 24 rạng sáng 25/9/1977 trên toàn tuyến biên giới Tây Ninh bị quân PônPốt xâm lấn, dân quân du kích trên 18 xã đã nổ súng đánh địch cùng với các lực lượng khác, trong đó các xã Long Khánh, Long Thuận (Bến Cầu), Thành Long (Châu Thành), Tân Lập (Tân Biên), là nơi diễn ra các cuộc chiến ác liệt nhất. Lực lượng dân quân du kích đã sát cánh chiến đấu với các LLVT tỉnh, huyện và chủ lực cấp trên dai dẳng, ác liệt chịu nhiều gian khổ hy sinh cho đến ngày quét sạch bọn xâm lược ra khỏi biên giới (tháng giêng năm 1979) trong cuộc chiến đấu mới này nhiều chiến sỹ du kích đã trưởng thành, tham gia lực lượng địa phương Tiều đoàn 14, Tiểu đoàn 16, và các đại đội địa phương huyện trở thành cán bộ chỉ huy, cùng với các đơn vị 10 năm trên đất bạn hoàn thành vẽ vang nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Tây Ninh thực chất bắt tay vào xây dựng hòa bình năm 1980, cũng từ những năm 1980 lực lượng DQTV Tây Ninh bước vào thời kỳ xây dựng mới: Quán triệt quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI-VII, chấp hành Chỉ thị số 55 của Ban Bí thư và Nghị định số 29 của HĐBT (Nay là Thủ tướng Chính phủ) về xây dựng lực lượng DQTV trong tình mới dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quản lý đều hành của UBND các cấp, sự quan tâm chăm sóc của toàn dân trong nhiều năm lực lượng DQTV tỉnh nhà đã được củng cố, kiện toàn đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Để phù hợp với cơ chế mới, DQTV ở từng địa bàn, cơ sở được tính giảm biên chế gọn thành những trung đội làm phổ biến phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm địa bàn và yêu cầu hoạt động có lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ phù hợp với đơn vị hành chính cấp, xã phường, thị trấn vùng biên giới, giáp biên giới, vúng trọng điểm nội địa, có tỷ lệ so với dân số thích ứng, lực lượng tự vệ biên chế theo tổ chức sản xuất, phổ biến vẫn là cấp trung đội, một số doanh nghiệp lớn vẫn giữ quy mô cấp đại đội, nhưng trong đó vẫn lựa chọn xây dựng một trung đội nòng cốt sẵn sàng chiến đấu.

Lực lượng dân quân tự vệ phường Ninh Sơn tổ chức lau chùi vũ khí, trang bị

hìn chung, nếu so với những năm 1980 về trước, tình hình DQTV đã có một bước đổi mới cơ bản về chất, dưới sự lãnh đạo, đều hành của cấp ủy chính quyền các cấp, với quy chế, cơ chế đã được Chính phủ ban hành, được thề chế hóa một cách cụ thể phù hợp với cơ chế thị trường, với quan điểm "Toàn diện vững trong điểm mạnh", với phương chăm "Dân biết, Dân làm, dân cử, dân nuôi" như hiện nay thì lực lượng DQTV đã, đang và sẽ luôn luôn là chổ dựa vững chắc, tin cậy của cấp ủy chính quyền, tham gia tích cực vào công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, quá trình củng cố DQTV cũng là quá trình củng cố hệ thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của chính quyền xây dựng địa bàn an toàn và cơ sở vững mạnh toàn diện.

TỪ THỰC TIỄN CHIẾN ĐẤU, LỰC LƯỢNG DQTV TÂY NINH ĐÃ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP, TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG DO ĐẢNG LÃNH ĐẠO. HIẾU NGHĨA VỚI NHÂN DÂN. KIÊN CƯỜNG, DŨNG CẢM, CHỦ ĐỘNG MƯU TRÍ, SÁNG TẠO TRONG CHIẾN ĐẤU, ĐOÀN KẾT NỘI BỘ, ĐOÀN KẾT QUÂN DÂN VỚI VỚI CÁC LỰC LƯỢNG KHÁC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG SÁNG THỦY CHUNG

Biểu tượng chung nhất của truyền thống đó là:

1. Bám trụ kiên cường, tiến công chủ động, tích cực.

2. Dựa vào thế trận lòng dân, làng xã, đánh đau, đánh hiểm, linh hoạt, bí mật bất ngờ.

3. Phát huy ưu thế chính trị, tinh thần bám trụ quân địch, đánh ngày, đánh đêm, đánh liên tục đều khấp, đánh địch trên mọi tình huống.

4. Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên hoàn hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các lực lượng chuyên trách khác.

5. Kết hợp chiến đấu với bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất, kết hợp chiến đấu với tăng gia cải thiện, khai thác tốt nguồn lực tại chổ bồi dưỡng sức quân, xây dựng lực lượng.

6. Lấy ít đánh nhiều, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí, lấy vũ khí địch đánh địch.

7. Biết kết hợp nhuần nhiễn ba mũi giáp công, lấy đấu tranh võ trang làm đòn xeo quyết định cho đấu tranh chính trị và binh địch vận.

Trên đây là những truyền thống chung nhất được đúc kết thành biểu tượng của Dân quân tự vệ Việt Nam, các đơn vị địa phương nên dựa vào thực tiễn chiến đấu của mình đi sâu liên hệ, phân tích làm cho những truyền thống nêu trên được phong phú hơn, sinh động hơn.

90 năm xây dựng trưởng thành của DQTV cả nước nói chung, Tây Ninh nói riêng biết bao sự kiện lịch sử không thể nào nói hết. Nếu tính từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến 30/4/1975 ở Tây Ninh diễn ra ba lần hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh (lần thứ nhất diễn ra ngày 24/3/1950 tại Trà Vong, lần thứ hai tại Bời Lời ngày 20/7/1966 và lần thứ ba tại Chiến khu Dương Minh Châu ngày 10/10/1973) đó là những hội nghị đánh dấu mốc lịch sử từng giai đoạn.

Hoạt động của dân quân du kích tỉnh nhà, trong lần hội nghị thứ nhất đã công bố quyết định của Bộ chỉ huy phân liên khu Miền Đông tặng phong trào du kích Tây Ninh lá cờ có thiêu bốn chử vàng "Tây Ninh trung dũng", tỉnh đội Bộ dân quân tặng du kích Dương Minh Châu cờ thưởng luân lưu "Đơn vị khá nhất du kích chiến tranh bảo vệ căn cứ" và 16 bằng khen cho nhiều xã trong tỉnh. Hội nghị lần thứ hai hợp vào giữa thời điểm cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt nhất, trong hội nghị này tỉnh Đội Tây Ninh đã công bố quyết định của Quân ủy-Bộ chỉ huy quân sự Miền tặng phong trào du kích Tây Ninh huân chương chiến công 12 hạng nhất, tặng danh hiệu: Đội du kích Phan Văn Cội cho 6 xã: Thanh Điền, Thái Bình (Châu Thành), Chà Là (Dương Minh Châu), Lợi Thuận (Bến Cầu), An Tịnh (Trảng Bàng), Thạnh Đức (Gò Dầu). Đặc biệt xã Hiệp Thạnh được tặng cờ "Đơn vị khá nhất vùng ven" và được tặng huân chương chiến công giải phóng hạng Ba, nhiều xã và huyện khác được tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Tổng kết hai lần trực tiếp đụng đầu lịch sử với quân viễn chinh Mỹ, tỉnh Tây Ninh đã có 601 dũng sĩ diệt Mỹ, diệt xe cơ giới, máy bay được Bộ Tư Lệnh tặng huy hiệu, một số cán bộ chỉ huy du kích được tặng nhiều danh hiệu cao quí: anh hùng LLVT nhân dân: Nguyễn Văn Chắt (Ba ốm), Bùi Văn Thuyên, Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Thị Sanh, Ngô Văn Tô, Khưu Văn Chông, Nguyễn Văn Chấu, Phạm Văn Sinh, Phạm Văn Xuyên, Nguyễn Văn Tám, Nguyễn Thị Bé…đồng chí Dương Văn Tân tặng danh hiệu Kiện Tướng diệt Mỹ…trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, Tây Ninh có 3 đơn vị được tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân, có 17 đơn vị được tặng huân chương chiến công hạng nhất, có 43 đơn vị dân quân và thanh niên xung phong được tặng huân chương bảo vệ Tổ quốc, có 15.581 du kích được tặng huân chương hữu nghị.

Đó là những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước dành cho những chiến công của DQTV trong hơn nửa thế kỷ qua, cán bộ, chiến sỹ DQTV Tây Ninh tự hào với truyền thống chiến đấu vẽ vang của mình, thường xuyên nâng cao cảnh giác, luôn mài sắc ý chí chiến đấu, phấn đấu xây dựng lực lượng mình không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực và bảo vệ Tổ quốc bảo vệ quê hương Tây Ninh vững bước tiến lên trong sự nghiệp đổi mới.

Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )

Nguồn tin: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây