Những phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học... có phần gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh, xã hội.
Một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, số thí sinh nhập học rất ít so với chỉ tiêu cũng như trong tổng số thí sinh nhập học
Theo Bộ GD&ĐT, kết quả tuyển sinh của năm 2022 vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Đó là, một số cơ sở giáo dục đào tạo đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, số thí sinh nhập học rất ít so với chỉ tiêu cũng như trong tổng số thí sinh nhập học.
Đặc biệt, có trên 200 lượt phương thức xét tuyển của các cơ sở đào tạo không có thí sinh xác nhận nhập học; trên 100 lượt phương thức xét tuyển của các cơ sở đào tạo chỉ có dưới 10% thí sinh nhập học so với chỉ tiêu.
Những phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học... có phần gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh, xã hội.
Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo cần đánh giá lại hiệu quả của các phương thức xét tuyển, chủ động đánh giá kết quả học tập của các sinh viên đã nhập học theo từng phương thức xét tuyển, từ đó, loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả.
Tỉ lệ thí sinh nhập học trên toàn quốc theo các phương thức xét tuyển năm 2022
Bên cạnh đó, phương thức xét tuyển học bạ còn nhận những phản ánh trái chiều từ dư luận. Thực tế, nhóm trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ có điểm thi tốt nghiệp THPT thấp hơn điểm trong học bạ, có tổ hợp chênh lệch tới 3 điểm. Điều này cho thấy việc đảm bảo công bằng xét tuyển giữa các phương thức là rất quan trọng.
Bên cạnh những hạn chế liên quan đến các phương thức xét tuyển, mùa tuyển sinh năm 2022, đào tạo ở lĩnh vực sư phạm còn gặp khó khăn do nhiều địa phương chưa thực hiện chính sách đặt hàng đào tạo, có địa phương đã đặt hàng, nhưng lại chưa trả chi phí đào tạo cho các trường.
Nhật Nam
Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )
Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Ý kiến bạn đọc