Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Thứ năm - 02/05/2024 08:58 197 0

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ảnh chụp màn hình

Theo thống kê, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 4.2024, hệ thống Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến.

Qua kiểm tra, phân tích có 20 trường hợp lừa đảo lập website giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử,..

Có thể lấy ví dụ như trang web tại địa chỉ "vietgcv [.] cc" giả mạo cổng thông tin Bộ TTTT. Khi truy cập vào trang web giả mạo này, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Trang web "dichvucong[.]dancuso[.]com"; "dichvucong[.]hhlpa[.]com" giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trang web "vdbank[.]com[.]vn" giả mạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam; "sotuyenvcb[.]vietcombanker[.]com" giả mạo Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; "nganhangsaison[.]org/" giả mạo Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh sách các website lừa đảo mà Cục An toàn thông tin vừa công bố. Ảnh chụp màn hình

Ngay trước đó, vào đầu tháng 4, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền "policeonline[.]club", giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.

Tính đến quý I/2024, hệ thống kỹ thuật của Bộ TTTT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin cũng đã chủ động ngăn chặn hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến. Nhờ đó, đã bảo vệ hơn 10,1 triệu người, tương ứng trên 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )

Nguồn tin: Báo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây