Bộ Y tế đề xuất gì cho cơ chế dự trữ thuốc hiếm?

Thứ tư - 24/05/2023 10:40 236 0

SKĐS - Do bệnh ngộ độc botulinum rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao...

Nguồn cung thuốc hiếm - mà cụ thể ở đây là thuốc giải ngộ độc ngộ độc botulinum phục vụ điều trị bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TP HCM đã có tín hiệu bước đầu đó là hôm qua - 23/5, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã thông tin cho biết Cục đã khẩn trương liên hệ, trao đổi và làm việc với Tổ chức y tế thế giới (WHO) để hỗ trợ giải quyết.

"Với sự hỗ trợ nhiệt tình của Bộ phận Chăm sóc sức khỏe toàn dân, môi trường và lối sống lành mạnh của WHO, WHO đang khẩn trương liên hệ để tìm nguồn thuốc hỗ trợ"- đại diện Cục Quản lý Dược cho biết. Đồng thời thông tin thêm Cục Quản lý Dược cũng đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với các công ty nhập khẩu, nhà cung ứng để có thêm nguồn cung ứng thuốc.

Do bệnh ngộ độc botulinum rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm.

Bộ Y tế cho hay trong nhiều năm qua Bộ đã xây dựng và ban hành danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có và danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh, nhằm giúp các cơ sở khám chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở, cho phép chuyển nhượng thuốc hiếm giữa các cơ sở khám chữa bệnh...

Danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh. Hiện danh mục hiện tại gồm 214 thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không sẵn có.

Theo Cục Quản lý Dược, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới. Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại TP HCM.

Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

Về giải pháp căn cơ, Bộ Y tế cho biết, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Văn phòng Chính phủ mới đây ban hành Thông báo số 183/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc đấu thầu mua sắm thuốc tại Bộ Y tế và các địa phương, trong đó nêu rõ, Phó Thủ tướng yêu cầu sửa đổi Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ Y tế về Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá để ban hành trong tháng 5/2023; trong đó các loại thuốc phổ biến, có nhu cầu sử dụng lớn, thuốc hiếm phải đấu thầu tập trung cấp quốc gia để giảm giá thuốc; các loại biệt dược, thuốc chuyên khoa giao cho các địa phương, bệnh viện thực hiện.

Thái Bình

Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây