Phê duyệt Đề án thí điểm chuyển đổi số và xây dựng thành phố Tây Ninh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030

Thứ tư - 15/05/2024 11:34 170 0

(PNS) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến vừa ký Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 11/5/2024 Phê duyệt Đề án thí điểm chuyển đổi số và xây dựng thành phố Tây Ninh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thí điểm chuyển đổi số và xây dựng thành phố Tây Ninh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với những mục tiêu cụ thể như sau:

1. Mục tiêu đến năm 2025

1.1 Chính quyền số

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền của địa phương.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập liệu một lần.

- 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 100% công chức được gắn định danh điện tử trong xử lý công việc.

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

- 90% hồ sơ công việc tại thành phố và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẽ dữ liệu điện tử theo quy định.

- Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 70% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% khu vực trọng yếu, đặc biệt về an ninh trật tự (ANTT), du lịch của thành phố được lắp đặt camera giám sát thông minh, kết nối với hệ thống camera giám sát tập trung của tỉnh.

- Xây dựng Hệ thống chiếu sáng thông minh trên các trục đường chính của thành phố Tây Ninh kết nối với các cảm biến về môi trường, rác thảy, báo cháy….

- Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) của Thành phố là hệ thống thành phần của IOC tỉnh; thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu với IOC tỉnh và bổ sung thêm các phân hệ thành phần tạo lập dữ liệu riêng của thành phố.

- Bổ sung và chuẩn hóa các nguồn dữ liệu (trên địa bàn thành phố) phục vụ quản lý, khai thác và chỉ đạo, điều hành: Quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông, …; triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào phục vụ phát triển ĐTTM theo hướng dẫn chung của tỉnh.

1.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số đạt 20% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 60%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.

1.3. Phát triển Xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 100%;

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 60%;

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%.

2. Mục tiêu đến năm 2030

2.1 Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

- 100% hồ sơ công việc cấp thành phố và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 98% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước;

- 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Phấn đấu đến năm 2030: Phường 1, Phường 3 đạt cơ bản nền tảng về chuyển đổi số và đô thị thông minh.

2.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số đạt 30% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 75%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 4%.

2.3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 100%;

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 70%;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt 90%.

- Tỷ lộ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 60%;

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%;

- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt dộng số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 95%.

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%.

Xem chi tiết nội dung Đề án tại tập tin đính kèm

Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây