Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và hoạt động cách mạng ở nhiều nơi, nhiều nước, trong đó có Quảng Châu, Trung Quốc (1924 - 1927). Đây là nơi Người đã sống và hoạt động trong thời kỳ Quốc - Cộng hợp tác lần thứ nhất và đó cũng là địa bàn gần Tổ quốc mà Người đã lựa chọn trở về hoạt động để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc Việt Nam.
Cách đây 75 năm, ngày 15/10/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” - một tác phẩm tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng quan điểm mang tầm chiến lược về vai trò của nhân dân, về Nhà nước dân chủ.
Tối 11.10, tại TP. Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Nam năm 2024” với chủ đề “Khát vọng - Tiên phong”.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với truyền thống quê hương cách mạng trung dũng, kiên cường và những thành quả đạt được trong thời gian qua, các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, chung sức xây dựng quê hương Tây Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Ngày 11/6, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết, biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.
Đã tròn 76 năm kể từ ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948), song những chỉ dẫn của Người về Thi đua yêu nước vẫn mang đậm ý nghĩa chính trị và tinh thần to lớn, luôn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, thúc giục tinh thần thi đua yêu nước trong mỗi người dân đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để dám đương đầu trước mọi khó khăn, thử thách, hành động quyết liệt vì lợi ích chung. Đó là phẩm chất, năng lực, bản lĩnh mà mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp hiện nay phải nêu gương thực hiện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm và gương mẫu thực hành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Tư tưởng này của Người đã trở thành những chỉ dẫn vô cùng sâu sắc đối với công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu của quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển thì nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Điều này không chỉ làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần, tư tưởng của nhân dân mà còn góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, thái độ, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tuy vậy, thời gian qua, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là những luận điệu cần phải được nhận diện rõ và tích cực đấu tranh phản bác.
Từ những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, có thể rút ra những bài học trong công tác xây dựng đảng về đạo đức giai đoạn hiện nay.
Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí Ðào Duy Tùng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng ta, dân tộc ta. Ðồng chí Ðào Duy Tùng là nhà lãnh đạo cao cấp của Ðảng, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tận tụy, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) chúng ta lại bồi hồi nhớ Bác, càng nhớ Bác, chúng ta càng phải cố gắng học tập và làm theo Bác nhiều hơn! Học Bác, điều cốt yếu nhất là làm thật sự theo gương Bác, tận tâm, tận lực, hằng ngày, suốt đời ...
Sáng 15/5, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và 01 năm thực hiện Quy định số 09 của Đảng ủy Công an Trung ương về đẩy mạnh học tập, thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Sáu điều Bác Hồ dạy CAND.
Như Xã luận Báo Granma (Cuba), cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Cuba viết: “Bác Hồ là tấm gương mà nhiều con người có thể noi theo và làm được như Người”(1), tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành tấm gương cho nhiều thế hệ đương thời và sáng soi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với cán bộ đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.
Kể từ ngày 18/5/1946 khi các báo ở Thủ đô Hà Nội lần đầu thông tin với đồng bào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19/5/1890, cứ vào dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những tình cảm sâu nặng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nhưng Bác luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, cơ quan không nên tổ chức linh đình... Ôn lại kỷ niệm về những ngày sinh của Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời phẩm chất cao đẹp của một con người vĩ đại!.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta; là ngọn đuốc soi đường thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và trước mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá, cần nhất quán khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.