Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2024): Báo chí cách mạng Tây Ninh trước ngưỡng cửa trăm năm lịch sử

Thứ sáu - 21/06/2024 11:56 15 0

Sự thay đổi cách thức trao đổi thông tin này đã làm thay đổi mọi mặt của tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần của nhân loại, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông là báo chí - xuất bản.

Ngày nay, hầu như tất cả mọi người không ai có thể tưởng tượng ra được “mình sẽ sống như thế nào nếu không có cái smartphone - điện thoại di động thông minh trong tay”. Thực tế cái vật thể nhỏ gọn ấy không chỉ là cái “máy nghe và nói không dây”, mà đã trở thành phương tiện để kết nối một người với mọi người và cả thế giới chung quanh bằng cách trao đổi thông tin về “mọi thứ trên đời”.

Ngày 2.4.2009, đồng chí Nguyễn Thanh Long- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ lúc bấy giờ “bấm phím enter” khai trương Báo Tây Ninh điện tử (Tây Ninh online)

Sự thay đổi cách thức trao đổi thông tin này đã làm thay đổi mọi mặt của tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần của nhân loại, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông là báo chí - xuất bản.

Tất nhiên, với sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, hay còn gọi là cách mạng “chuyển đổi số”, báo chí chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu biết tự thân đổi mới, thực hiện “chuyển đổi số” từ phương thức tác nghiệp đến sản xuất ra sản phẩm mới là “sản phẩm số”. Nói nôm na, sản phẩm báo chí ngày nay cũng phải thay đổi, từ sản phẩm bản in, tức các ấn phẩm đưa đến tay “khách hàng” là bạn đọc bằng hệ thống phát hành báo chí, chuyển thành sản phẩm mới là “nội dung số” lan toả “tức khắc” lên mạng truyền thông internet - mạng máy tính toàn cầu.

Không chỉ có báo chí, mọi nguồn dữ liệu thông tin của tất cả các ngành văn hoá, khoa học, công nghệ, nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ nhân loại khi được “số hoá” (chuyển thành tín hiệu số -digital) đều có thể lưu trữ và chuyển tải trên mạng máy tính toàn cầu. “Kho dữ liệu” tri thức vô tận này được gọi là “big data”. Bất kỳ ai có một địa chỉ trên mạng đều có thể truy cập để tham khảo. Với tiện ích truyền thông tuyệt vời này, mọi người có thể tiếp cận internet để tìm bất cứ “cái gì cần”. Do vậy đối với người viết báo, thực sự không có sự hỗ trợ nào đắc lực hơn internet. Tuy vậy…

Điều đáng quan tâm nhất của hoạt động báo chí truyền thống chính thống hiện nay là “sự cạnh tranh không tuyên bố, bất đối xứng” trên không gian mạng của các nền tảng thông tin được gọi là “mạng xã hội”, rồi được “tung hê” lên như là một loại hình “truyền thông xã hội”.

Sự xuất hiện tự phát của loại hình “giông giống như là báo chí thời sơ khai” đi theo sự phát triển của vô số ứng dụng tiện ích trên internet, mà trong đó bất kỳ ai có cái smartphone và một tài khoản tự tạo trên mạng xã hội là đã có thể tung lên mạng mọi thứ “nội dung thông tin”, như một “người làm báo tự do”. Các thứ “nội dung thông tin” không rõ xuất xứ này, trộn lẫn trong đó vô số tin thất thiệt, tin giả, thậm chí là tin xấu độc, thông tin cố ý xuyên tạc gây tác hại khôn lường đến “đời sống thực” của xã hội, của đất nước, thậm chí của cả thế giới vì sự lan toả và tương tác bất chấp không gian, thời gian của nó.

Phóng viên Báo Tây Ninh tác nghiệp bằng flycam.

Đối mặt với thứ “truyền thông vô thừa nhận” này, không để nó lôi cuốn bạn đọc- đối tượng phục vụ của mình, là nhiệm vụ không hề dễ dàng của báo chí chính thống. Vì thế, việc trực tiếp đấu tranh, phản biện với thông tin giả, thông tin xấu độc trở thành nhiệm vụ mới của báo chí chính thống.

Đối với Báo Tây Ninh, cơ quan báo chí chính thống của Đảng bộ tỉnh, là một trong hai cơ quan truyền thông chủ lực, là “Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Tây Ninh”, vốn đã có truyền thống vẻ vang từ hai thời kỳ kháng chiến cứu nước, một cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, không có lý do gì không sớm tiếp cận, nắm bắt công nghệ hiện đại của “thời kỳ chuyển đổi số” để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo ngay trên địa bàn quê hương mình. Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Báo Tây Ninh đã bắt đầu tiến hành “tin học hoá” các công đoạn làm báo in.

 Đến năm 1997, khi Việt Nam mở cổng kết nối internet đến thế giới, Báo Tây Ninh nhanh chóng trở thành khách hàng đầu tiên của mạng ADSL thuộc hệ thống VNPT Tây Ninh. Rồi đến năm 2009, Báo Tây Ninh vinh dự đón vị đại diện cơ quan chủ quản- đồng chí Nguyễn Thanh Long, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ lúc bấy giờ đến “bấm phím enter” khai trương Báo Tây Ninh điện tử (Tây Ninh online).

Như vậy, tính đến nay, Báo Tây Ninh đã có ấn bản kỹ thuật số trên mạng máy tính toàn cầu internet được 15 năm. Tất nhiên, song song với việc đổi mới công nghệ làm báo qua con đường chuyển đổi số, Báo Tây Ninh phải đổi mới thông tin, đổi mới nội dung truyền tải trên báo để phục vụ nhu cầu thông tin của bạn đọc.

Hai nhiệm vụ này phải thực hiện cùng lúc, vì nó không thể tách rời và tác động lẫn nhau để cùng thắng lợi, đem lại hiệu quả mong muốn. Thắng lợi, hiệu quả đó là điều bắt buộc để tờ báo chính thống của Đảng bộ tỉnh không bị bạn đọc “quay lưng”, hướng sự “tin cậy lâu đời” suốt 78 năm sang phía “truyền thông mạng” đang “chực sẵn”.

Để làm được việc đổi mới công nghệ, đòi hỏi Báo phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cả phần cứng lẫn phần mềm, cả thiết bị dùng chung lẫn thiết bị cá nhân cho người dùng cuối. Đồng thời, đội ngũ sử dụng trang thiết bị ấy cũng phải được đào tạo đạt trình độ chuyên môn tương ứng. Việc đổi mới thông tin đòi hỏi mỗi người làm báo- dù ở bất kỳ vị trí việc làm nào trước hết phải nhận ra rằng: về mặt tác nghiệp, nghề làm báo hiện nay hoàn toàn khác với nghề làm báo ngày trước. Họ không chỉ phải làm chủ bản thân, làm chủ công việc với ba thứ vốn: “vốn chính trị, vốn văn hoá và vốn sống”; mà còn phải có “trực giác” nhạy bén nghề nghiệp để phát hiện “cái mới” cả trong cuộc sống và trong công nghệ hiện đại của “thời 4.0”. Họ phải “vừa học, vừa làm” để có thể nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và biết ứng dụng ngay những điều vừa học vào hoạt động tác nghiệp thực tế. Vì thế, không có gì lạ khi cơ quan báo phải liên tục thực hiện công tác đào tạo- từ các lớp tập huấn ngắn ngày đến các khoá học dài ngày.

Về phía Ban Biên tập báo, tập thể lãnh đạo báo hiện nay đều xuất thân trong lực lượng làm báo chuyên nghiệp, có quá trình tác nghiệp nhiều năm, trưởng thành từ vị trí phóng viên đến vị trí quản lý, điều hành nghiệp vụ làm báo. Tập thể và từng cá nhân đã luôn đầu tư công sức, trí tuệ đề ra các kế hoạch sát hợp với từng bước đi lên của tờ báo (cả hai ấn bản báo giấy và báo điện tử). Nhiệm vụ làm báo cách mạng ngày nay rõ ràng là hết sức khó khăn, phức tạp- hơn cả ngày trước.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ không hề dễ dàng này, đòi hỏi đội ngũ “người làm báo thời bình” phải có cái tâm và lòng dũng cảm. Tuy nhiên, không đơn thuần như khi “làm báo thời chiến”, cái tâm và lòng dũng cảm ấy phải trong sáng hơn, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là còn phải hết sức nhạy bén, tinh tế để nhận biết “bản chất thực” cực kỳ nhạy cảm ẩn rất sâu trong “cái mới” mà ngày trước ít khi có. 

Tác giả bài viết: Long Sơn ( Tổng hợp )

Nguồn tin: Báo Tây Ninh Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây